Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

BÀI GIẢNG SINH HỌC 10

CHUYÊN ĐỀ 2: SỰ PHÂN CHIA CÁC GIỚI SINH VẬT
I. CÁC GIỚI SINH VẬT
1. Khái niệm về giới sinh vật
- Giới (Regnum) là đơn vị phân loại cao nhất, bao gồm các sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
2. Nguyên tắc phân loại trong mỗi giới
Dựa vào các đặc điểm về cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản…sinh vật được sắp xếp vào các bậc phân loại từ thấp đến cao:
a)  Sắp xếp các bậc phân loại: Loài – chi (giống) -  họ - bộ - lóp – ngành – giới.
 b) Cách đặt tên loài sinh vật: Theo tên kép
Tên = Tên chi (giống) + tên loài
Tên được viết in nghiêng, tên chi viết hoa, tên loài viết thường, giữa 2 tên là dấu cách.
VD: Sao La – Pseudoryx nghetinhensis
Người – Homo sapien
c) Cách định loại loài
+ Định loại chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu hình thái.
+ Khóa định loại:
- Được viết theo nguyên tắc lưỡng phân, mô tả các dấu hiệu theo các cặp đối lập (có hoặc không có)
- Khi phân loại, người định loại từng bước xác định các đặc điểm của mẫu vật theo các cặp đối lập.
II. Hệ thống 5 giới
- Do Whittake và Magulis đề xuất
- Chia sinh giới thành 5 giới: Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật.
 Cơ sở khoa học:
+ Dựa vào đặc điểm cấu tạo: Các sinh vật có cấu tạo tế bào chưa có màng nhân được xếp vào giới khởi sinh; các sinh vật có cấu tạo tế bào có màng nhân xếp vào nhóm khác. Trong nhóm có màng nhân, các sinh vật có tổ chức đơn giản, cơ thể đơn bào hoặc đa bào chưa phân hóa: Nguyên sinh, các sinh vật có tổ chức cơ thể phức tạp xếp vào nhóm cao hơn
+ Dựa vào đặc điểm dinh dưỡng để phân chia các sinh vật có cấu tạo tế bào có màng nhân :
-   Dinh dưỡng kiểu hấp phụ (Hoại sinh): Nấm
-   Dinh dưỡng kiểu quang hợp: Thực vật
-   Dinh dưỡng kiểu nuốt (tiêu hóa): Động vật
Sơ đồ hệ thống 5 giới sinh vật

III. Hệ thống phân loại 3 lãnh giới
+ Chia sinh giới thành 3 lãnh giới: Lãnh giới vi khuẩn, Cổ khuẩn và Sinh vật nhân thực
+ Lãnh giới Archaea gồm 1 giới là Vi sinh vật cổ; Lãnh giới Vi khuẩn gồm 1 giới là Vi khuẩn; Lãnh giới nhân thực gồm các giới: Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật
® Tách giới Khởi sinh trong hệ thống 5 giới thành 2 giới: Cổ khuẩn và Vi khuẩn
Cơ sở khoa học
Dựa vào sự khác nhau về một số đặc điểm giữa vi khuẩn và cổ khuẩn đặc biệt là trình tự rARN 16S nên tách chúng thành 2 giới khác nhau là Vi sinh vật cổ (Archaea) và Vi khuẩn (Bacteria)
Đặc điểm của 3 lãnh giới
Đặc điểm
Bacteria
Archaea
Eukarya
Nhân có màng nhân và nhân con
Không
Không
Phức hợp bào quan có màng
Không
Không
Thành tế bào
Peptidoglycan
Pseudo-peptidoglyca,protein, polysacarit,glycoprotein
Xenlulo, kitin, cacbonat, silicat…
Màng lipit
Chứa liên kết este, các a.b mạch thảng
Chứa liên kết ete, các chuỗi aliphatic phân nhánh
Chứa liên kết este, các a.b mạch thảng
tARN
tARN mở đầu chứa N- formylmethy-onine
tARN mở đầu chứa methyonine
tARN mở đầu chứa methyonine
Ribosom
70S
70S
80S
ARN polymeraza
Chỉ có 1 loại
4 đơn vị
Có nhiều loại
7-12 đơn vị
Có ba loại
7-12 đơn vị
Dinh dưỡng
Tự dưỡng, dị dưỡng
Tự dưỡng, dị dưỡng, sống trong môi trường cực đoan
Tự dưỡng, dị dưỡng


1 nhận xét: