Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN THI HSG TỈNH HÀ TĨNH MÔN SINH HỌC 10, NĂM 2011

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH
­­­­­­­­­
ĐỀ CHÍNH THỨC
 
 


KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
CẤP THPT NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn: SINH HỌC 10
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi có 02 trang, gồm 06 câu)
Câu 1:
a)     Trong môi trường nuôi cấy không liên tục diễn ra pha tiềm phát là pha thích nghi của vi khuẩn với môi trường sống. Hãy cho biết, bằng cách nào vi khuẩn thích nghi được với môi trường?
b)     Người ta cấy 2000 vi khuẩn E.coli vào môi trường nuôi cấy không liên tục. Sau 155 phút, số lượng vi khuẩn đạt đến cân bằng và có 64000 tế bào; thời gian thế hệ (g) là 25 phút. Hãy xác định thời gian pha lag và dự đoán sự biến động số lượng vi khuẩn trong giai đoạn tiếp theo.
c)     So sánh quá trình lên men rượu từ đường và lên men lactic?
Câu 2: Một học sinh phân lập được 3 loài vi khuẩn (kí hiệu là A, B, C) và tiến hành nuôi 3 loài này trong 4 môi trường có đủ chất hữu cơ cần thiết nhưng thay đổi về khí O2 và chất KNO3. Kết quả thu được như sau:
                                 Loài vi khuẩn
Môi trường
Loài A
Loài B
Loài C
Có đủ O2KNO3
+
+
-
KNO3
+
-
+
Có O2
+
+
-
Không có O2 và không có KNO3
-
-
+
  Ghi chú: dấu (+): vi khuẩn phát triển;                      dấu (-): vi khuẩn bị chết.
a)     Dựa vào kết quả thí nghiệm, hãy cho biết kiểu hô hấp của 3 loài vi khuẩn nói trên.
b)           Khi môi trường có đủ chất hữu cơ và chỉ có KNO3, loài vi khuẩn A sẽ thực hiện quá trình chuyển hóa năng lượng có trong chất hữu cơ thành năng lượng ATP bằng cách nào?
c)            Giả sử trong 3 loài trên có một loài xuất hiện từ giai đoạn trái đất nguyên thủy thì đó là loài nào? Vì sao?
Câu 3: Hãy nêu chức năng của màng sinh chất, thành tế bào, vỏ nhầy, nội bào tử ở vi khuẩn?
Câu 4:
a)     Co nguyên sinh là gì? Điều kiện để xảy ra hiện tượng co nguyên sinh? Những loại protein nào trên màng tế bào đóng vai trò chủ yếu trong hiện tượng này?
b)     Đồ thị sau biểu thị tương quan giữa nồng độ cơ chất S1 và S2 bên ngoài tế bào với tốc độ vận chuyển các chất đó vào bên trong tế bào.

Dựa vào đồ thị hãy cho biết các chất S1 và S2 được vận chuyển qua màng tế bào bằng hình thức nào?
Câu 5:
a)     Hãy ghép các cấu trúc của tế bào với yếu tố có quan hệ mật thiết nhất của  chúng:
A. Hạt không màu (hạt vô sắc)
B. Bộ gen    
C. Ty thể    
D. Mạng lưới nội chất hạt (ráp)   
I. Trung thể   
K. Mezôxôm
L. Lizôxôm    
M. Mạng lưới nội chất trơn
N. Bộ máy gôngi
P. Thilacoit                                                          
1. Chu trình Crep
2. Nơi neo đậu của ADN vi khuẩn
3. Trung tâm tổ chức thoi vô sắc
4. Biến đổi gắn mục tiêu cho protêin
5. Một bộ thông tin di truyền đầy đủ
6. Lưu trữ tinh bột
7. Kháng thể
8. Phân li nước
9. Tổng hợp lipit
10. Các enzim tiêu hoá
b)     Hãy trình bày thí nghiệm để chứng minh axit pyruvic chứ không phải glucozơ đi vào ti thể để thực hiện hô hấp hiếu khí.
Câu 6:  Người ta tách một tế bào từ một mô đang nuôi cấy sang môi trường mới và tạo điều kiện cho nó nguyên phân liên tiếp, sau 13giờ 7phút quá trình nguyên phân đã sử dụng nguyên liệu của môi trường nội bào tương đương 720 nhiễm sắc thể (NST) đơn và lúc này quan sát thấy các NST đang ở trạng thái co xoắn cực đại.
a)     Tìm bộ NST lưỡng bội của loài. Biết thời gian các kì của quá trình phân bào có tỉ lệ 3: 2: 2: 3 tương ứng với 9/19 chu kì tế bào, trong đó kì giữa chiếm 18 phút.
b)     Sau 16 giờ 40 phút thì quá trình phân chia trên đang ở thế hệ thứ mấy? Tổng số NST trong các tế bào ở thời điểm này là bao nhiêu?
c)     Cần bao nhiêu thời gian để tế bào trên tạo thành mô gồm 128 tế bào? Môi trường nội bào cần cung cấp bao nhiêu NST cho tế bào trên thực hiện quá trình tạo mô này?


______Hết______

-         Thí sinh không được sử dụng tài liệu
-         Giám thị không giải thích gì thêm.












SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH
­­­­­­­­­
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
CẤP THPT NĂM HỌC 2011 - 2012
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC LỚP 10
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(3.0đ)
a) Vi khuẩn thích nghi với môi trường bằng cách:
- Hình thành enzim cảm ứng để phân giải các chất.
- Đồng thời tổng hợp mạnh mẽ ADN và các enzim để chuẩn bị cho phân bào.
b)
- N = No x 2n    =>    64000 = 2000 x 2n  => n = 5.
Thời gian pha lag = 155 – 5 x 25 = 30 phút.                                  
- Biến động vi khuẩn trong giai đoạn tiếp theo: Sau pha lag, quần thể chuyển sang pha log, vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng TB trong quần thể tăng lên rất nhanh và đạt cực đại ở pha cân bằng (số lượng tế bào không biến động).Qua một thời gian, khi nguồn dinh dưỡng thiếu hụt... thì chuyển sang pha suy vong.
c) Giống nhau.
- Đều có tác dụng của vi sinh vật
- Nguyên liệu phân giải là đường đơn C6H12O6
- Đều qua giai đoạn đường phân
- Cùng điều kiện kị khí
Khác nhau.
Đặc điểm so sánh
Lên men rượu rừ đường
Lên men lactic
-Tác nhân
-Sản phẩm
-Thời gian
- Phản ứng

- Mùi
Nấm men
Rượu etilic
Lâu
C6H12O6 à
2 C2H5OH + 2CO2 + Q
Có mùi rượu
Vi khuẩn lactic
Axit lactic
Nhanh
C6H12O6 à 2CH3CHOHCOOH + Q
Có mùi chua
1.0




0.5

0.5




0.5





0.5



Câu 2
(3.0đ)
a)
-Loài A: Kị khí không bắt buộc (hiếu khí không bắt buộc)
-Loài B: Hiếu khí bắt buộc.
- Loài C: Kị khí bắt buộc.
b) Khi môi trường chỉ có KNO3 thì loài A sẽ thực hiện hô hấp kị khí và chất nhận điện tử cuối cùng là NO (phản nitrat)
c) Loài C là vi khuẩn xuất hiện từ giai đoạn trái đất nguyên thủy. Vì loài này hô hấp kị khí (trái đất nguyên thủy chưa có O2).
1.5



0.5

1.0
Câu 3
(3.0đ)
- Chức năng màng sinh chất:   
+ Hàng rào thấm chọn lọc;
+ Ranh giới cơ học của TB;
+ Vận chuyển chất dinh dưỡng và chất thải;
+ Nơi diễn ra các quá trình trao đối chất;
+ Tiếp nhận tín hiệu từ môi trường.   
- Thành TB: 
+ Tạo hình TB;
+ Tránh cho TB khỏi bị tan trong môi trường loãng;
+ Tham gia vào sự phân bào.     
- Vỏ nhầy: 
+ Đề kháng sự thực bào;
+ Đề kháng sự khô hạn (do trong vỏ nhầy có nhiều nước);
+ Bám vào giá thể giúp vào sự di chuyển của vi khuẫn.                                              
- Nội bào tử: Là dạng đề kháng, giúp vi khuẩn sống sót qua các điều kiện khắc nghiệt. 
1.25





0.75



0.75



0.25
Câu 4
(3.0đ)
a)
- Co nguyên sinh là hiện tượng màng tế bào bị co lại khi đặt trong môi trường ưu trương (môi trường có nồng độ chất tan bên ngoài cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào).
- Điều kiện:
+ Môi trường bao quanh tế bào là môi trường ưu trương
+ Tế bào phải đang còn sống
- Các phân tử protein trên màng tế bào đóng vai trò chủ yếu trong hiện tượng này là: Các protein vận chuyển (kênh ion, bơm ion, các chất mang); protein lỗ nước (aquaporin).
b)
- Chất S1: Tốc độ vận chuyển vào trong tế bào tăng đều theo sự tăng nồng độ bên ngoài tế bào, không có hiện tượng bão hòa tốc độ vận chuyển → Chất này được vận chuyển vào trong tế bào theo kiểu khuếch tán trực tiếp.
- Chất S2: Tốc độ vận chuyển vào trong tế bào tăng rất nhanh khi tăng nồng độ bên ngoài tế bào đồng thời có hiện tượng bão hòa tốc độ vận chuyển → chất này được vận chuyển vào tế bào nhờ chất mang. Nhờ có chất mang nên khi tăng nồng độ thì tốc độ vận chuyển tăng nhanh hơn so với khuếch tán trực tiếp, tuy nhiên số lượng chất mang trên màng có hạn nên nếu nồng độ cơ chất tăng quá giới hạn vận chuyển của chất mang thì tốc độ vận chuyển không tăng nữa.
(Nếu HS trả lời đúng nhưng không giải thích chỉ cho ½ số điểm)
1.5









1.5

Câu 5
(3.0)
a)   (Mỗi ý 0.2đ)
A. Hạt không màu( hạt vô sắc) <=>  Lưu trữ tinh bột (6).
B. Bộ gen  <=>  Một bộ thông tin di truyền đầy đủ (5).     
C. Ty thể <=> Chu trình Crep (1). 
D. Mạng lưới nội chất hạt (ráp) <=> Kháng thể (7).
I. Trung thể  <=>  Trung tâm tổ chức thoi vô sắc (3).
K. Mezôxôm <=> Nơi neo đậu của ADN vi khuẩn (2).
L. Lizoxom <=> Các enzim tiêu hoá (10).
M.Mạng lưới nội chất trơn <=> Tổng hợp lipit (9).
N. Bộ máy gongi <=> Biến đổi gắn mục tiêu cho protêin (4).
P. thilacoit  <=>  Phân li nước (8).       
b)
- Chuẩn bị 2 ống nghiệm có chứa các chất đệm phù hợp với môi trường nội bào:        
+ Ống 1 bổ sung glucôzơ + ti thể
+ Ống 2 bổ sung axit pyruvic + ti thể                               
- Để 2 ống nghiệm trong cùng một điều kiện nhiệt độ 30oC cho thấy ống 1 không thấy CO2 bay ra (không sủi bọt), ống 2 có CO2 bay ra (sủi bọt) thể hiện hô hấp hiếu khí.
2.0











0.5



    0.5
Câu 6
(5.0đ)
a) - Theo đề bài ta tính được chu kì tế bào 190 phút.
+ Kì trung gian 100 phút
+ Kì đầu 27 phút
+ Kì giữa 18 phút
+ Kì sau  18 phút
+ Kì cuối 27 phút
- Tại thời điểm 13 giờ 7 phút các NST xoắn cực đại, tức là đang ở kì giữa của quá trình phân bào, nghĩa là trải qua 127 phút của chu kì.   
- Ta nhận thấy 13 giờ 7 phút = 787 phút = 90 phút + 3.190 phút + 127 phút. Vậy tế bào đầu tiên được tách ra khi đang ở kì đầu của quá trình phân bào. Tế bào này chỉ cần khoảng 90 phút nữa là kết thúc chu kì và được 2 tế bào con. 2 tế bào con này trải qua 3 chu kì (3.190 phút) và đang ở kì giữa của chu kì thứ 4 (127 phút) - tức là NST đang ở trạng thái 2n kép.                   
- Sau 13 giờ 7 phút tế bào trên đã sử dụng nguyên liệu của môi trường là: 2.2n.(24 - 1) = 720 NST đơn => 2n = 24 NST           
b)
- Ta thấy: 16 giờ 40 phút = 1000 phút.
=> số chu kì tế bào: 1 + (1000 - 90)/190 = 5 chu kì + 150 phút.
=> tế bào đang ở kì sau của thế hệ thứ 6                         
- Tổng số NST trong các tế bào con ở thời điểm 16 giờ 40 phút là:
48.25 = 1536 NST đơn                                
c)
- Để có được 128 tế bào thì tế bào nuôi cấy ban đầu thực hiện 7 lần phân chia. Do tế bào đầu tiên được tách ra đang ở kì đầu nên thời gian thực hiện 7 lần phân chia tế bào trên là: 90 + 190.6 = 1230 phút = 20 giờ 30 phút.       
- Lượng NST môi trường nội bào phải cung cấp cho 128 tế bào là:
128.24 - 48 = 3024 NST đơn.                                                                     (vì tế bào đầu tiên đang có 24 NST kép =48 NST đơn)                           

0.5





0.5

1.0





1.0


0.5


0.5


0.5



0.5














1 nhận xét:

  1. Tại sao lại được hai tế bào con vậy , vẫn chưa hiểu lắm

    Trả lờiXóa