Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

ĐÁP ÁN THI KSCL ĐẦU NĂM HỌC 2014 - 2015, MÔN SINH HỌC LỚP 10

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ TĨNH

        ĐỀ CHÍNH THỨC


      KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Năm học 2014 – 2015

 MÔN:  SINH HỌC 10
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 ( 1,5 điểm)
a)   Vì sao động vật ăn cỏ thường ăn một lượng thức ăn nhiều hơn động vật ăn thịt?
b)   Vì sao để ếch đồng trong môi trường khô thì nó bị chết? Vì sao lưỡng cư có phổi nhưng vẫn còn hô hấp qua da?
TL
a) Động vật ăn thịt ăn thức ăn giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Động vật ăn cỏ, thức ăn có nhiều xenlulôzơ thức ăn khó tiêu hóa, ít chất dinh dưỡng và năng lượng thấp.(0,5đ)
b)
- Để ếch đồng trong môi trường khô thì nó bị chết vì: ếch hô hấp chủ yếu qua da, khi môi trường khô → da khô → khí không khuếch tán qua da được → không hô hấp được → chết.(0,5 đ)
- Lưỡng cư có phổi nhưng vẫn còn hô hấp qua da vì phổi chỉ là một cái túi đơn giản, chưa phân hóa, số lượng phế nang rất ít không đáp ứng nhu cầu ôxi cho cơ thể. Da của chúng có đủ các tiêu chuẩn cho việc trao đổi khí: diện tích bề mặt lớn, mỏng và luôn ẩm ướt ... nhờ đó dễ dàng thực hiện quá trình hô hấp.(0,5đ)
Câu 2 ( 2 điểm )
a)   Trong 2 biện pháp: tăng thể tích co tim và tăng nhịp tim. Biện pháp nào có lợi cho hệ tim mạch hơn? Giải thích?
b)   Vì sao khi ta nhai cơm lâu trong miệng thì có cảm giác ngọt?
c)   Sau khi thức ăn đã được nghiền bóp kĩ ở dạ dày chỉ chuyển xuống ruột non thành từng đợt. Hoạt động như vậy có tác dụng gì?
TL:
a) - Tăng thể tích co tim có lợi hơn.(0,5 đ)
- Vì:
+ Nếu tăng nhịp tim, thời gian nghỉ ngơi giữa hai lần đập của tim càng giảm, tim chóng mệt. ( 0,25 đ)
+ Nếu tăng thể tích co tim sẽ tống được một lượng máu lớn hơn vào hệ mạch, giảm được nhịp co bóp, tim có thời gian nghỉ dài hơn để phục hồi. ( 0,25 đ)
b) Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thì có cảm giác ngọt vì: tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần thành đường mantôzơ, đường này đã tác dụng vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.( 0,5 đ)
c) Thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột non thành từng đợt với một lượng nhỏ tạo thuận lợi cho thức ăn có đủ thời gian tiêu hóa hết ở ruột non và hấp thu được hết các chất dinh dưỡng. ( 0,5 đ)
Câu 3 (1,5 điểm)
a) Những nguyên tắc nào được thể hiện trong quá trình tổng hợp ADN, tổng hợp ARN? Sự rối loạn trong quá trình tổng hợp ADN thường dẫn tới hiện tượng gì? Vai trò của nó trong tiến hóa và chọn giống.
b) Hai phân tử ADN (I và II) có cùng kích thước (1000 cặp bazơ) nhưng khác nhau về thành phần nucleotit. Phân tử I chứa 42% (A + T) còn phân tử II có A + T = 66% .
- Xác định số lượng từng loại nucleotit  trong phân tử I và phân tử II?
- Phân tử ADN nào có cấu trúc bền vững hơn? Tại sao?
TL
a) Các nguyên tắc :
- Quá trình tổng hợp ADN : Nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bán bảo tồn.( 0,25)
- Quá trình tổng hợp ARN: Nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc khuôn mẫu.(0,25)
- Rối loạn quá trình tổng hợp ADN dẫn tới hiện tượng đột biến gen. Sự thay đổi cấu trúc của gen dẫn tới sự thay đổi cấu trúc protein tương ứng → biến đổi kiểu hình → Tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa (0,25)
b)
- Gen I: A = T = 420 nu,  G = X = 580 nu ( 0,25)
  Gen 2: A = T = 660 nu,  G = X = 340 nu ( 0,25)
- Gen II có cấu trúc bền hơn gen I vì gen II có số nucleotit loại G-X lớn hơn → có số liên kết hidro nhiều hơn.( 0,25)
Câu 4 (2 điểm)
a) Ở một loài sinh vật có số nhóm gen liên kết là 12. Do đột biến nhiễm sắc thể, bộ nhiễm sắc thể có 26 chiếc. Khả năng đột biến nào có thể xảy ra? Giải thích sự khác biệt giữa các đột biến đó.
b) Ở người có bộ nhiễm sắc thể 2n = 46, kết quả thụ tinh giữa một tế bào trứng và một tinh trùng tạo thành một hợp tử. Khi hợp tử này nguyên phân 3 đợt liên tiếp đã lấy nguyên liệu của môi trường nội bào tương đương với 329 nhiễm sắc thể đơn.
     - Xác định số lượng nhiễm sắc thể của hợp tử.
     - Viết sơ đồ lai tạo thành hợp tử.

TL
a)
- Số nhóm gen liên kết = bộ NST đơn bội → n = 12 → 2n = 24 ( 0,25 đ)
- Khả năng đột biến có thể xảy ra:
Đột biến làm tăng thêm 2 NST  → đột biến số lượng NST ở thể dị bội gồm:
+ Thể tứ nhiễm:  2n + 2 = 24 + 2 = 26 ( 0,25 đ)
+ Thể tam nhiễm kép: 2n + 1 + 1 = 24 + 1 + 1 = 26 ( 0,25 đ)
- Giải thích:  Thể tứ nhiễm tức là một cặp NST tương đồng nào đó trong bộ lưỡng bội có 4 chiếc. Thể tam nhiễm kép tức là có 2 cặp NST mỗi cặp chứa 3 chiếc. ( 0,25 đ)
b)
- Bộ NST của hợp tử: 2n + 1 =  47 ( 0,5 đ)
- Cơ chế hình thành  ( 0,5 đ)
P                   2n = 46                        x                           2n = 46
Gp                 n = 23                                          n -1 = 22  ;   n +1 = 24
F                                                2n + 1 =  47

Câu 5 (1,5 điểm)
a. Quần thể người có những đặc điểm nào giống và khác các quần thể sinh vật khác? Nguyên nhân của sự khác nhau đó?
b. Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? Theo em ở Việt Nam hiện nay biện pháp nào hạn chế sự gia tăng ô nhiễm môi trường đơn giản và có hiệu quả nhất?
TL
a. Điểm giống và khác nhau giữa quần thể người và các quần thể sinh vật khác:
- Giống: Đều có các đặc điểm về giới tính , thành phần nhóm tuổi, mật độ, tỷ lệ sinh sản, tỷ lệ tử vong... (0,25 đ)
- Khác: Quần thể người có những đặc điểm mà quần thể khác không có là : kinh tế, pháp luật, hôn nhân, văn hoá, giáo dục. ( 0,25 đ)
- Nguyên nhân: Do con người có tư duy, có trí thông minh nên có khả năng tự điều chỉnh những đặc trưng sinh thái của quần thể. ( 0,25 đ)
b.
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, các tính chất vật lí , hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại đến đời sống của con người và các sinh vật khác. ( 0,25 đ)
- Nguyên nhân:  Do hoạt động sống của con người, do hoạt động tự nhiên, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ không đúng qui cách... ( 0,25 đ)
- Biện pháp đơn giản, có hiệu quả là trồng cây xanh, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao hiểu biết của mọi người về phòng chống ô nhiễm môi trường. ( 0,25 đ)
Câu 6 ( 1,5 điểm)
a) Vì sao động vật nguyên sinh không được xếp với giới động vật?
b)  Tiêu chí phân loại sinh giới thành 5 giới? Nêu ưu nhược điểm trong sơ đồ phân loại này.
c) Có 5 loại hợp chất sau: tinh bột, glucozo, glicogen, protein, saccarozo được đựng trong 5 lọ bị mất nhản. Hãy nhận biết các loại chất hữu cơ trên.

TL:
a) ( 0,5 đ) Vì: + động vật nguyên sinh là cơ thể đơn bào hoặc sống thành tập đoàn nhưng còn đơn giản, động vật là cơ thể đa bào phức tạp.
+ Động vật nguyên sinh có kiểu dinh dưởng là tự dưởng hoặc dị dưởng còn động vật có kiểu dinh dưởng là dị dưởng.
b) ( 0,5 đ)Tiêu chí phân loại:      
+ Loại TB nhân sơ hay nhân thực
+ Tế bào phân hóa chức năng hay chưa
+ Kiểu dinh dưởng
- Ưu điểm: đơn giản, dễ nhớ, thể hiện được các ý tưởng trọng tâm cơ bản của một hệ thống phân loại.
- Nhược điểm:
+ Không phân biệt được nguồn gốc phát sinh của sinh vật
+ Không phân biệt được vi nấm như nấm men, nấm mốc với các nấm lớn tạo thể quả như nấm đảm
+ Không phát hiện ra Archaea – vi sinh vật cổ mang nhiều điểm khác biệt so với vi khuẩn trong giới khởi sinh.
c) (0,5 đ)– Cho dung dịch iot vào 5 bình đó
+ Bình  nào xuất hiện màu xanh tím ® chứa tinh bột
+ Bình nào xuất hiện màu tím đỏ ® chứa glicogen
- Cho tiếp dung dịch phê linh vào 3 bình còn lại
+ Bình nào chuyển màu tím ® đựng protein
+ Bình nào xuất kện kết tủa màu nâu đỏ ® đựng glucozo
+ Bình còn lại không xuất hiện gì là saccarozo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét