Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN THI CHỌN HSG TỈNH HÀ TĨNH MÔN SINH HỌC LỚP 10, NĂM 2010

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH
 

(Đề gồm có 2 trang)

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
NĂM HỌC 2009 - 2010
 

Môn:  Sinh học - Lớp 10
Thời gian làm bài: 180 phút
Ngày thi:   06/4/2010

Câu 1. Giới sinh vật là gì? Cơ sở khoa học của việc phân chia sinh vật thành hệ thống 5 giới sinh vật? Bất cập của sự phân chia sinh giới thành hệ thống 5 giới?
Câu 2.
a.      Trong điều kiện nào thì xẩy ra quá trình tổng hợp ATP tại lục lạp và ti thể? Quá trình tổng hợp ATP tại 2 bào quan đó khác nhau cơ bản ở điểm nào?
b.      Ôxy được sinh ra trong quang hợp nhờ quá trình nào? Từ nơi được tạo ra ôxi phải đi qua mấy lớp màng để đi ra khỏi tế bào? Đó là những lớp màng nào?
Câu 3. Sơ đồ sau đây biểu diễn hàm lượng ADN trong một tế bào của quá trình phân bào:

           Hàm lượng ADN
4a











2a











a



















Thời gian
                                (1)       (2)            (3)            (4)      (5)       (6)

- Đây là quá trình phân bào gì?
- Xác định các giai đoạn tương ứng với (1), (2), (3), (4), (5), (6) trong sơ đồ trên.
- Những đặc điểm của giai đoạn (1); Có nhận xét gì về các loại tế bào sau: Tế bào vi khuẩn, tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào ưng thư trong giai đoạn (1)?
Câu 4.
a.      Sinh trưởng của vi sinh vật khác với sinh trưởng của sinh vật bậc cao ở điểm nào?
b.      Tại sao vi khuẩn nuôi cấy trong ống nghiệm phải qua giai đoạn tiềm phát (pha lag)? Thời gian của pha lag sẽ bị kéo dài trong trường hợp nào?
c.      Sinh sản bằng hình thức phân đôi ở vi khuẩn diễn ra như thế nào?
Câu 5. Cho một dòng nấm men vào hai bình A và B chứa dung dịch glucôzơ. Bình A đậy nắp kín. Bình B không đậy nắp.
      a. Sau một thời gian, hãy nhận xét (có hoặc không; nhiều hay ít) các chỉ tiêu sau đây ở hai bình:
          - Lượng ôxi sử dụng
          - Lượng cacbônic sinh ra.
          - Lượng rượu sinh ra.
          - Lượng nấm men sinh ra.
      b. Viết phương trình phản ứng tổng quát xảy ra ở hai bình nói trên. Giải thích về lượng nấm men sinh ra ở hai bình.



Câu 6.
a.      Tế bào luôn luôn đổi mới thành phần cấu tạo bằng cách phân huỷ prôtêin cũ và thay thế bằng prôtêin mới. Sự phân huỷ prôtêin cũ được thực hiện nhờ những quá trình nào?
b.      Hoạt tính của enzim có thể bị mất do những nguyên nhân nào? Trong trường hợp nào thì enzim có thể phục hồi hoạt tính?
c.      Giải thích vì sao enzim có thể làm cho các phản ứng hóa sinh diễn ra nhanh chóng ngay trong điều kiện nhiệt độ bình thường của cơ thể
Câu 7. Một tế bào sinh dục sơ khai đực và một tế bào sinh dục sơ khai cái của một loài nguyên phân một số đợt bằng nhau. Tất cả các tế bào con được tạo thành đều chuyển sang vùng chín giảm phân bình thường tạo ra 1280 giao tử. Trong quá trình đó, đã có 14592 nhiễm sắc thể bị tiêu biến cùng với thể định hướng. Tỷ lệ trứng được thụ tinh chiếm 6,25% trên tổng số trứng được tạo thành. Hãy xác định:
a.      Số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng đã tạo ra số giao tử nói trên.
b.      Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
c.      Số hợp tử được tạo thành và hiệu suất thụ tinh của tinh trùng.
d.      Sau đó, chỉ có 1/4 số hợp tử nói trên tiếp tục nguyên phân, chia thành hai nhóm bằng nhau: nhóm hợp tử thứ nhất có số lần nguyên phân gấp đôi số lần nguyên phân của nhóm hợp tử thứ hai. Trong mỗi nhóm, số lần nguyên phân mỗi hợp tử bằng nhau. Tổng số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho các hợp tử thực hiện nguyên phân là 1368. Xác định số lần nguyên phân của hợp tử ở mỗi nhóm.




-------------Hết---------------
Họ và tên thí sinh:............................................................Số báo danh:..............


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH
 



KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
NĂM HỌC 2009 - 2010
 

HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn:  Sinh học - Lớp 10


Câu
Điểm
Nội dung
Câu 1
(3.0đ)
0.25

0.25

0.25




0.50


0.50



0.50




0.50



0.25

* Giới (Regdum) được xem là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm những sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
- Các bậc phân loại trong mỗi giới: loài → chi → họ → bộ → lớp → ngành → giới.  
- Ví dụ: loài người (Homosapiens)→chi người(Homo)→Họ người(Homonodae) → bộ linh trưởng (Primates) → lớp động vật có vú(Mammalia) → Ngành động vật có dây sống (chordata) → giới động vật (Animalia).
* Cơ sở khoa học của việc phân chia sinh vật thành hệ thống 5 giới sinh vật
+ Tiêu chí 1: Cơ thể đó là nhân sơ hay nhân thực. Sự tiến hoá từ nhân sơ sang nhân thực là một sự tiến hoá nhảy vọt gần 2 tỉ năm → cơ thể nhân sơ thuộc giới khởi sinh (Monera): gồm vi khuẩn.
+ Tiêu chí 2: Sự phân hoá tế bào trong tổ chức cơ thể.
Ví dụ: ĐVNS, tảo, nấm nhầy sự phân hoá các tế bào thấp nên xếp vào giới nguyên sinh (Protista); Nấm men và các vi sinh vật khác có các tế bào phân hoá cao nên không xếp vào Protista.
+ Tiêu chí 3: Dựa vào kiểu dinh dưỡng: Sinh vật có hình thức hấp thụ dinh dưỡng theo kiểu thấm xếp vào giới nấm (Fungi); Các sinh vật có kiểu dinh dưỡng quang hợp xếp vào giới thực vật (Plantae); Các sinh vật có kiểu dinh dưỡng nuốt xếp vào giới động vật (Animalia).
* Bất cập của sự phân chia hệ thống năm giới:
+ Phát hiện ra trong Monera có Archeae(vsv cổ) có nhiều đặc điểm rất khác với các vi khuẩn (Bacteria): Thành tế bào không phải Peptidoglican; Có chứa intron; Sống được trong môi trường khắc nghiệt về nhiệt độ, độ muối, phương thức dinh dưỡng đa dạng; Có hệ prôtêin PACE giống với tế bào nhân chuẩn.
+ Về mặt tiến hoá Archeae đứng gần vi sinh vật nhân thực hơn => người ta xây dựng hệ thống 3 lãnh giới.
Câu 2
(2.0đ)
0.50

0.50

0.50

0.50

a. Điều kiện có sự chênh lệch nồng độ ion H+ giữa hai bên màng tilacoit và màng trong của ti thể khi hoạt động quang hợp và hô hấp.
- Quá trình tổng hợp ATP tại lục lạp nhờ năng lượng ánh sáng, quá trình tổng hợp ATP tại ti thể nhờ năng lượng của quá trình ôxy hoá nguyên liệu hô hấp.
b. Ôxi được sinh ra trong quá trình quang hợp là nhờ quá trình quang phân li nước xẩy ra trong pha sáng.
- Từ nơi sinh ra, ôxi phải qua màng tilacoit → màng trong và màng ngoài lục lạp → màng sinh chất → ra khỏi tế bào ( ít nhất 4 lớp màng).
Câu 3
(3.0)
0.25
1.5


0.25

0.25

0.25
0.50
- Đây là quá trình giảm phân
- (1) Pha G1; (2) Pha S; (3) Pha G2, kì đầu I, kì giữa I, kì sau I; (4) kì cuối I; (5) kì đầu II, kì giữa II, kì sau II; (6) kì cuối II
- Đặc điểm của (1): kì trung gian
 + Pha G1: gia tăng tế bào chất, hình thành nên các bào quan, tổng hợp ARN và protêin chuẩn bị các tiền chất cho sự tổng hợp ADN.
+ Pha S: có sự nhân đôi của ADN và nhân đôi NST, nhân đôi trung tử, tổng hợp nhiều hợp chất cao phân tử,…
  + Pha G2: tiếp tục tổng hợp protêin, hình thành thoi phân bào.
- Nhận xét:
   + Tế bào vi khuẩn phân đôi theo hình thức trực phân nên không có kì trung gian.
   + Tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào ung thư không phải là tế bào sinh dục chín nên không giảm phân → không có kì trung gian như sơ đồ ở trên.
(các tế bào trên không phải là TB sinh dục chín nên không thực hiện quá trình giảm phân)
Câu 4
(3.0đ)
0.50



0.50





0.50

0.50

1.0





a. Sinh trưởng của vi sinh vật khác với sinh trưởng của sinh vật bậc cao:
Khi nói đến sinh trưởng ở sinh vật bậc cao là nói đến sự tăng về kích thước, khối lượng cá thể, còn khi nói đến sự sinh trưởng của VSV là nói đến sự tăng trưởng số lượng tế bào chứ không phải tăng kích thước tế bào.
b. Vi khuẩn nuôi cấy trong ống nghiệm phải qua giai đoạn tiềm phát là vì: đây là pha tế bào phải điều chỉnh để thích nghi với môi trường. Hầu hết tế bào không sinh trưởng ngay, nên số lượng tế bào không tăng, chúng đẩy mạnh tổng hợp enzim để sử dụng các cơ chất trong môi trường và tăng lượng ADN, ARN.
- Thời gian của pha lag sẽ bị kéo dài trong trường hợp:
+ Môi trường mà vi khuẩn được nuôi cấy vào có thành phần hoàn toàn mới so với môi trường mà trước đó vi khuẩn đang sinh trưởng.
+ Các tế bào được nuôi cấy vào là những tế bào già (đang ở pha cân bằng trong hệ thống nuôi không liên tục trước đó).
c. Sinh sản bằng hình thức phân đôi ở vi khuẩn diễn ra theo 4 bước sau:
-          Trước hết nhiễm sắc thể của tế bào được sao chép thành hai, gắn vào màng sinh chất. Chất tế bào cũng được tách làm hai phần riêng biệt.
-          Tế bào dài ra, sự phân chia được tiến hành ở giữa hai vị trí gắn, đẩy nhiễm sắc thể cùng chất tế bào ra hai bên.
-          Tế bào hình thành vách ngăn do tạo thành màng và hình thành tế bào mới giữa hai phần.
-          Sau khi hình thành vách ngăn, hai tế bào con có thể tách rời nhau hoặc gắn với nhau.

Câu 5
(3.0đ)
1.0





1.0


1.0
a.

Bình A
Bình B
- Lượng ôxi:
Không có
- Lượng cacbônic
ít
Nhiều
- Lượng rượu
Không có
- Lượng nấm men
Ít
Nhiều
b. Phương trình tổng quát
- Bình A: C6H12O6  →            2CO2 + 2C2H5OH + 25 kcalo
- Bình B: C6H12O6 + 6O2  → 6CO2 + 6H2O + 674 kcalo
* Giải thích:
- Bình A: không có ôxi, nấm men thực hiện quá trình lên men → tổng hợp ít sinh khối.
- Bình B: có ôxi, nấm men thực hiện hô hấp hiếu khí, sinh sản mạnh → tổng hợp nhiều sinh khối.
Câu 6
(3.0đ)

0.50

0.50
0.25

0.50

0.25

0.25
0.25
0.50
a. Nhờ 3 quá trình:
- Phân huỷ do sự có mặt của enzim thuỷ phân có trong dịch nhân hoặc trong tế bào chất không thuộc lizôxôm.
- Phân huỷ các cấu trúc tế bào nhờ hệ enzim thuỷ phân giải phóng từ lizôxôm.
- Phân huỷ nhờ quá trình tự tiêu trong lizôxôm.
b. Hoạt tính của enzim có thể bị mất do những nguyên nhân:
- Gặp điều kiện môi trường phản ứng bất lợi cho enzim (nhiệt độ hoặc pH không thuận lợi)
- Có chất ức chế (cạnh tranh hoặc không cạnh tranh)
Những trường hợp có thể phục hồi hoạt tính:
- Gặp nhiệt độ lạnh, pH không thuận lợi
- Có chất ức chế
c. Enzim có thể xúc tác cho các phản ứng diễn ra nhanh trong điều kiện bình thường là do nó làm giảm năng lượng hoạt hóa cho các phản ứng (giải thích cụ thể)
Câu 7
(3.0đ)
0.50



0.50





0.50


0.50

1.0
a. Số tế bào sinh tinh và sinh trứng:
- Gọi a (a nguyên, dương, thoả mãn công thức 2k) là số tế bào sinh tinh = số tế bào sinh trứng => số tinh trùng là 4a, số trứng là a; theo bài ra ta có a + 4a = 1280 => a = 256
b. Bộ NST 2n của loài:
- Số thể định hướng được tạo ra từ quá trình giảm phân của các tế bào sinh trứng là  256 x 3 = 768
- Số NST trong các thể định hướng bị tiêu biến là 768 x n = 14592 => n = 19
- Bộ NST 2n của loài là  19 x 2 = 38
c. Số hợp tử và hiệu suất thụ tinh của tinh trùng:
- Số hợp tử = Số trứng được thụ tinh = số tinh trùng thụ tinh
                                           256 x 6,25% = 16 (hợp tử)
- Tổng số tinh trùng tạo ra là 256 x 4 = 1024
- Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là  (16/1024) x 100% = 1,5625%
d. Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử
- Số hợp tử tiếp tục nguyên phân 16/4 = 4 (hợp tử)
- Số hợp tử có trong mỗi nhóm 4/2 = 2
- Gọi x là số lần nguyên phân của nhóm hợp tử thứ hai = > 2x là số lần nguyên phân của nhóm hợp tử thứ nhất
- Theo giả thiết ta có phương trình: (22x – 1).2. 38 + (2x – 1).2. 38 = 1368
=> 22x + 2x = 20  => x = 2
- Vậy số lần nguyên phân của mỗi hợp tử ở nhóm thứ nhất là 4 (lần); của mỗi hợp tử ở nhóm thứ hai là 2 lần.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét