Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016

ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN THI THỬ HSG TỈNH LỚP 12 SINH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ TĨNH
LỚP 12 SINH
THI THỬ HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút


Câu 1: Có hai dòng ruồi giấm thuần chủng đều có mắt màu đỏ tươi được kí hiệu là dòng I và dòng II. Để nghiên cứu quy luật di truyền chi phối tính trạng, người ta đã thực hiện hai phép lai dưới đây:
Phép lai 1: Lai các con cái thuộc dòng I với các con đực thuộc dòng II; F1 thu được 100% ruồi con đều có màu mắt kiểu dại.
Phép lai 2: Lai các con cái thuộc dòng II với các con đực thuộc dòng I; F1 thu được 100% các con cái có màu mắt kiểu dại; 100% con đực có màu mắt đỏ tươi.
Từ kết quả của các phép lai trên có thể rút ra được những kết luận gì? Giải thích và viết sơ đồ lai minh họa.
Câu 2: X là protein có tác dụng ngăn ngừa sự tăng cân ở người. Protein này bất hoạt ở những người béo phì. Các phân tử mARN trưởng thành của X phân lập được từ một số người béo phì của cùng một gia đình cho thấy, chúng thiếu một đoạn trình tự dài 173 nucleotit so với các phân tử mARN trưởng thành phân lập được từ những người bình thường. Khi so sánh trình tự gen mã hóa cho protein X của người bình thường và người béo phì, người ta phát hiện ra rằng không có nucleoti nào bị mất mà chỉ có 1 nucleotit bị thay đổi. Sự thay đổi này xảy ra ở vùng intron của gen.
a) Tại sao việc thay đổi 1 nucleotit lại có thể làm cho mARN trưởng thành của gen đột biến bị mất một đoạn dài 173 nucleotit. Giải thích và minh họa bằng hình vẽ.
b) Giải thích hiện tượng bất hoạt của protein X ở người béo phì.
c) Để xản xuất protein này, người ta sử dụng kỹ thuật di truyền tạo plasmid tái tổ hợp giữa thể truyền với gen mã hóa protein X của người bình thường, sau đó chuyển vào vi khuẩn E. coli để sản xuất sinh khối. Sản phẩm protein tạo ra có bị bất hoạt không? Giải thích.
Câu 3:
a) Nêu hậu quả của các dạng đột biến sau:
                        - Đột biến ở mã bộ ba khởi đầu dịch mã.
                        - Đột biến ở vùng ranh giới nhận biết intron – êxôn.
                        - Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit trong vùng êxôn của gen.
                        - Đột biến mất bộ ba kết thúc dịch mã.
b) Ở sinh vật lưỡng bội, sự tương tác giữa các alen của một gen đối với sự hình thành tính trạng được biểu hiện như thế nào ? Cho ví dụ.
Câu 4: Trong mỗi tế bào nhân thực, số lượng prôtêin ribôxôm và rARN cần được tổng hợp đồng thời là rất lớn. Tuy nhiên, hệ gen trong mỗi tế bào nhân thực chứa một lượng lớn (thường trên 100) bản sao của các gen mã hóa cho các rARN, nhưng lại chỉ có một bản sao duy nhất của các gen mã hóa cho các prôtêin ribôxôm. Giải thích vì sao số bản sao của hai nhóm gen trên khác nhau như vậy?                                                                                                                                  
Câu 5: Tại sao sự biểu hiện của đột biến gen thường có hại, nhưng trong chọn giống người ta vẫn sử dụng phương pháp gây đột biến gen bằng các tác nhân vật lý, hóa học?
Câu 6: Phân biệt dị nhiễm sắc với nguyên nhiễm sắc. Vì sao có một số vùng trên nhiễm sắc thể có thể chuyển từ trạng thái nguyên nhiễm sắc sang trạng thái dị nhiễm sắc?
Câu 7:
a) Một gen được lặp lại có thể xảy ra theo những cơ chế nào? Vì sao lặp gen có vai trò quan trọng đối với sự tiến hóa của gen?
b) Vì sao yếu tố di truyền vận động có những vai trò nhất định có thể góp phần tạo nên sự tiến hóa của gen?
Câu 8: Đột biến nguyên khung (thay thế cặp nuclêôtit) được tìm thấy là dạng đột biến phổ biến nhất trong phạm vi một loài. Hãy cho biết:
a)    Những dạng đột biến nguyên khung nào của gen cấu trúc không hoặc ít làm thay đổi hoạt tính của prôtêin do gen đó mã hoá.
b)   Những dạng đột biến nguyên khung nào của gen cấu trúc nhiều khả năng làm thay đổi hoặc  mất hoạt tính của prôtêin do gen đó mã hoá.
Câu 9: Giả sử ở một loài ruồi, khi tiến hành lai giữa 2 ruồi thuần chủng, một ruồi đực có lông đuôi và một ruồi cái không có lông đuôi, người ta thu được F1 100% con có lông đuôi. Cho các con F1 giao phối với nhau thu được F2 với tỉ lệ phân ly kiểu hình là 3 có lông đuôi : 1 không có lông đuôi. Trong đó, ở F2 tỉ lệ đực : cái là 1 : 1, nhưng tất cả các con không có lông đuôi đều là cái. Hãy giải thích kết quả phép lai và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Câu 10: Lông mọc trên đốt ngón tay giữa là một tính trạng đơn gen do alen trội M quy định. Người đồng hợp tử lặn (mm) không biểu hiện kiểu hình này. Khi thống kê ở 1000 gia đình cả bố và mẹ đều có lông đốt ngón tay giữa, người ta thấy 1652 người con có kiểu hình này và 205 người con không có kiểu hình này. Hãy giải thích kết quả theo nguyên lý di truyền học Menđen.

--------------------------------- HẾT ---------------------------------



ĐÁP ÁN
Câu 1
- Từ kết quả của phép lai 1: Khi lai hai dòng ruồi thuần chủng đều có mắt đỏ tươi với nhau, đời con F1 đều thu được 100% cá thể có màu mắt kiểu dạià màu mắt của ruồi giấm do hai gen tương tác kiểu bổ trợ                          
- Từ kết quả của phép lai 2 ta thấy có sự phân ly không đồng đều ở 2 giớià có sự di truyền liên kết giới tính. Khi lai con cái thuộc dòng II với con đực thuộc dòng I cho ra đời con có tất cả các con cái đều có màu mắt kiểu dại, còn các con đực đều có mắt đỏ tươià hiện tượng di truyền chéo.                                                              
- Một trong hai gen quy định tính trạng phải nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X tại vùng không tương đồng với Y, gen còn lại nằm trên NST thường (vì nếu cả hai gen cùng nằm trên vùng tương đồng của cặp XY hoặc cùng nằm trên X tại vùng không tương đồng với Y thì sẽ không thu được kết quả như phép lai).                            
- Từ kết quả của phép lai 1à alen đột biến gây màu mắt đỏ tươi ở dòng I phải nằm trên NST thường. Lý do là nếu alen lặn nằm trên NST giới tính X thì tất cả các con đực sẽ có mắt màu đỏ tươi.
- Từ kết quả của phép lai 2 ta thấy gen lặn quy định màu mắt đỏ tươi phải nằm trên NST X vì tất cả các con đực đều có màu mắt đỏ tươi (có hiện di truyền chéo)        
- Tổng hợp kết quả của cả phép lai 1 và 2, ta có thể viết sơ đồ lai chứng minh như sau:
Phép lai 1:                    P ♀I (đỏ tươi)               x                      ♂II (đỏ tươi)
                                       aaXBXB                                                                     AAXbY
                                    F1: ♀ AaXBXb   Mắt kiểu dại
                                          ♂ AaXBY  Mắt kiểu dại
Phép lai 2:                    P ♀II (đỏ tươi)              x                      ♂I (đỏ tươi)
                                       AAXbXb                                                                    aaXBY
                                    F1: ♀ AaXBXb   Mắt kiểu dại
                                          ♂ AaXbY  Mắt đỏ tươi                                           
Câu 2
a. Đột biến thay thế nucleotit này bằng nucleotit khác xảy ra trong vùng intron của gen nhưng lại làm cho phân tử mARN trưởng thành tổng hợp từ gen đột biến ngắn hơn phân tử mARN trưởng thành của gen bình thường 173 nucleotit, chứng tỏ đột biến trên đã xảy ra ở vùng nhận biết và cắt intron làm cho quá trình cắt intron bị biến đổi
Thay vì chỉ cắt các trình tự intron thì tế bào đã cắt một trình tự gồm 1 đoạn exon xen kẽ 2 đoạn intron và đoạn exon này dài 173 nucleotit nên phân tử mARN trưởng thành của gen đột biến kém phân tử mARN trưởng thành của gen bình thường 173 nucleotit.
b. Đoạn exon bị mất dài 173 nucleotit. Đây là một số không chia hết cho 3, có nghĩa là exon này có nucleotit kết hợp với nucleotit của exon khác để tạo thành một bộ ba hoàn chỉnh.                                            
Khi đoạn exon này bị mất sẽ gây ra hiện tượng dịch khung đọc đối với toàn bộ trình tự nucleotit phía sau exon này, nên phân tử protein tổng hợp từ gen đột biến sẽ mất đoạn axit amin do 173 nucleotit mã hóa đồng thời bị thay đổi toàn bộ trình tự axit amin ở đoạn peptide phía sau, làm cho protein bị mất chức năng (bất hoạt)                                 
c. Sản phẩm protein tạo ra vẫn bị bất hoạt vì plasmid tái tổ hợp tạo ra từ gen mã hóa protein X từ người bình thường mang cả đoạn intron. Đoạn trình tự này vẫn được phiên mã và giải mã bình thường trong cơ thể vi khuẩn. Vì thế, phân tử protein tạo ra có trình tự dài hơn hoặc ngắn hơn trình tự axit amin của protein X. Mặt khác, trình tự axit amin của sẩn phẩm protein tạo ra sẽ khác với trình tự các axit aminh của protein X.
Câu 3
a) Hậu quả của các dạng đột biến:
- Đột biến ở mã bộ ba khởi đầu dịch mã ngăn cản quá trình dịch mã bình thường.                 
- Đột biến ở vùng ranh giới nhận biết intron – êxôn ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện mARN bình thường, tạo ra các phân tử mARN bất thường.     
- Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit trong vùng êxôn của gen dẫn đến đột biến dịch khung làm thay đổi thành phần các bộ ba mã hóa tính từ điểm xảy ra đột biến, đưa đến hàng loạt axit amin bị thay thế, vì vậy phần lớn trường hợp prôtêin mất chức năng.                                                                                                                  
- Đột biến mất bộ ba kết thúc dịch mã làm cho sự dịch mã không kết thúc đúng điểm, chuỗi polipeptit bổ sung các axit amin mới có thể làm bất hoạt hay giảm hoạt tính của prôtêin.                  
b) Sự tương tác giữa các alen trong cặp gen tương ứng đối với sự hình thành tính trạng ở sinh vật lưỡng bội được biểu hiện ở các trường hợp sau:
- Alen trội át chế hoàn toàn alen lặn (A > a) nên thể dị hợp (Aa) biểu hiện tính trội hoàn toàn. Ví dụ: Trong thí nghiệm của Menđen, F1 Aa toàn hoa đỏ.  
- Alen trội át chế không hoàn toàn alen lặn nên thể dị hợp (Aa) biểu hiện tính trội không hoàn toàn hay tính trạng trung gian. Ví dụ: P: Hoa đỏ (AA) x Hoa trắng (aa), F1: Hoa màu hồng (Aa).   
- Hai alen tác động đồng trội. Ví dụ: IAIB – nhóm máu AB.          
- Tác động gây chết khi ở thể đồng hợp. Ví dụ: P: Chuột lông vàng (Aa) x Chuột lông vàng (Aa) cho F1 có tỉ lệ: 2 con lông vàng : 1 con lông đen. Kết quả này cho thấy AA gây chết.
Câu 4:  Sự khác biệt về số bản sao của 2 nhóm gen là do:
- Sản phẩm cuối cùng của các gen rARN là một phân tử rARN. Vì vậy, hệ gen sẽ cần nhiều bản sao để cùng lúc có thể tổng hợp được nhiều phân tử rARN.                             
- Ngược lại, các prôtêin ribôxôm là sản phẩm của quá trình dịch mã trên mARN có thể được tổng hợp nhiều lần (lặp đi lặp lại) trên cùng một phân tử mARN để tạo ra nhiều phân tử prôtêin ribôxôm cần thiết để tổng hợp ribôxôm.
Câu 5
- Đột biến gen thường có hại vì:
+ Có thể đưa đến đột biến vô nghĩa làm xuất hiện sớm bộ ba kết thúc do các đột biến nguyên khung và dịch khung gây ra. Loại đột biến này tạo ra chuỗi peptit thường ngắn hơn so với bình thường, vì vậy prôtêin được tạo ra mất chức năng.
+ Có thể đưa đến đột biến sai nghĩa do đột biến nguyên khung và dịch khung tạo ra. Đột biến sai nghĩa phần lớn gây hại thường làm giảm hay mất hoạt tính của prôtêin dẫn đến sai hỏng trong biểu hiện chức năng của tế bào. Mức độ gây hậu quả của đột biến gen tùy thuộc vị trí axit amin bị thay thế (nằm ở vùng trung tâm hay ngoại biên của enzim cũng như loại axit amin bị thay thế (cùng nhóm hay khác nhóm). Đây là dạng đột biến gen gây hại phổ biến đối với sinh vật.
- Trong chọn giống người ta vẫn sử dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lý, hóa học để tạo ra các đột biến gen, vì:
+ Tuy đa số đột biến gen có hại, nhưng vẫn có một số đột biến gen có lợi được dùng làm nguyên liệu cho chọn giống cây trồng và vi sinh vật, đặc biệt đột biến có giá trị về năng suất, phẩm chất, khả năng chống chịu (hạn, mặn, rét ...) trên các đối tượng cây trồng.
+ Bản thân các đột biến cũng chỉ có giá trị tương đối, vì ở môi trường này có thể có hại, sang môi trường khác có thể có lợi hoặc ở tổ hợp gen này không có lợi nhưng khi đi vào tổ hợp khác trở thành có lợi. Vì vậy, các đột biến được tạo ra còn được dùng làm nguyên liệu cho quá trình lai giống để tạo ra những tổ hợp gen có kiểu hình đáp ứng được mục tiêu sản xuất.
Câu 6
 - Dị nhiễm sắc là vùng trên NST luôn duy trì trạng thái kết đặc (đóng xoắn) khi ở kì trung gian và chứa các gen mà bộ máy biểu hiện gen của tế bào hay enzim không tiếp cận được với các gen để phiên mã; Nguyên nhiễm sắc là các vùng NST dãn xoắn bình thường ở kì trung gian nên bộ máy biểu hiện gen của tế bào hay các enzim  tiếp cận được với các gen để phiên mã.
- Một số vùng nhiễm sắc thể có thể chuyển từ trạng thái nguyên nhiễm sắc sang trạng thái dị nhiễm sắc do những biến đổi trên ADN và histon:
  + Sự metyl hóa ADN và sự metyl hóa histon làm tăng tính kị nước của phân tử ADN và histon khiến cho NST đóng xoắn chặt hơn đưa đến NST chuyển từ trạng thái nguyên nhiễm sắc sang trạng thái dị nhiễm sắc.
  + Hiện tượng khử photphoryl hóa histon làm mất khả năng trung hòa điện tích của nó với ADN và sự khử acetyl hóa histon đều làm cho histon liên kết với ADN chặt hơn. Do đó, NST chuyển sang trạng thái dị nhiễm sắc.
  + Các siARN (tiểu ARN) phối hợp với một số phức hệ prôtêin liên kết vào vùng ADN ở tâm động. Tại đó, các prôtêin của phức hệ này huy động các enzim đặc biệt đến làm biến đổi chất nhiễm sắc và chuyển vùng chất nhiễm sắc này thành một vùng dị nhiễm sắc tại tâm động.
Câu 7:
a) Cơ chế lặp gen
- Hiện tượng "trượt" có thể xảy ra trong sao chép ADN, chẳng hạn như mạch làm khuôn xê dịch so với mạch tương đồng mới được tổng hợp hoặc một phần của mạch làm khuôn được dùng làm khuôn 2 lần. Kết quả là một đoạn ADN bị lặp lại.
- Trao đổi chéo không cân trong kỳ đầu giảm phân I của cặp nhiễm sắc thể tương đồng (giữa các nhiễm sắc tử chị em hoặc không chị em) dẫn đến một nhiễm sắc thể lặp đoạn đưa đến lặp gen.
- Các gen được lặp lại có thể xảy ra đột biến gen tạo ra alen mới và cứ như vậy có thể tạo ra nhiều alen khác nhau với những chức năng mới làm phong phú vốn gen của quần thể, từ đó tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
- Lặp gen làm tăng cường độ biểu hiện tính trạng. Lặp gen có thể hình thành gen giả, gen giả này có thể tích lũy đột biến và khi có cơ hội biểu hiện thì nó là nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.
b) Vai trò của yếu tố  di truyền vận động (di động)
- Yếu tố di truyền vận động có thể tạo ra các trình tự nuclêôtit giống nhau nằm rải rác trong hệ gen cung cấp các vị trí dễ xảy ra trao đổi chéo dẫn đến tái tổ hợp các exon có thể dẫn đến hình thành gen mới.
- Yếu tố di truyền vận động khi di chuyển có thể mang theo một hoặc một vài exon của gen nằm ở vùng lân cận đến cài vào 1 intron của một gen khác, tạo ra một tổ hợp exon mới có thể dẫn đến hình thành gen mới.
- Yếu tố di truyền vận động có thể tạo ra trình tự nuclêôtit giống nhau nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, cung cấp các vị trí dễ xảy ra trao đổi chéo không cân dẫn đến hiện tượng lặp gen sau đó nhờ các đột biến điểm phân hóa các bản sao để tạo ra gen mới.
Câu 8:
a)    Các đột biến thay thế nucleotit (nguyên khung đọc) trong trình tự mã hóa của một gen nhưng không hoặc ít làm thay đổi hoạt tính của protein do gen đó mã hóa bao gồm:
- Đột biến theo kiểu tính thoái hóa của mã di truyền, tức là nhiều mã bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho 1 axit amin. Đột biến chuyển đổi giữa các bộ ba “thoái hóa” không làm thay đổi axit amin nên không làm thay đổi hoạt tính protein.
- Đột biến làm thay đổi axit amin, song là các axit amin có tính chất hóa lý giống nhau (ví dụ cùng có tính axit, hoặc cùng có tính bazơ, hoặc cùng nhóm axit amin trung tính phân cực, hoặc cùng nhóm axit amin trung tính không phân cực) có thể không làm thay đổi hoạt tính của protein.
- Đột biến làm thay đổi axit amin, nhưng axit amin đó không thuộc vùng quyết định hoạt tính protein.
- Đột biến làm thay đổi axit amin, nhưng axit amin đó không làm thay đổi cấu hình của protein, vì vậy không gây ảnh hưởng đến hoạt tính protein.
b)   Các đột biến thay thế nucleotit trong trình tự mã hóa của một gen nhiều khả năng làm thay đổi hoặc mất hoạt tính của protein do gen đó mã hóa bao gồm:
- Đột biến vô nghĩa làm xuất hiện các mã bộ ba kết thúc (TAA, TAG hoặc TGA) trong vùng mã hóa của gen.
- Đột biến thay thế làm mất mã bộ ba khởi đầu dịch mã (ATG) ở đầu 5’ của vùng mã hóa của gen.
- Đột biến thay thế làm mất mã bộ ba kết thúc dịch mã (TAA, TAG hoặc TGA) ở đầu 3’ của vùng mã hóa của gen.
- Đột biến thay thế ở vị trí quan trọng xảy trình tự điều hòa biểu hiện của gen (ví dụ như các trình tự khởi đầu phiên mã - prômôtơ, trình tự tăng cường ở sinh vật nhân thực, trình tự 5’-UTR khởi đầu dịch mã, v.v...) làm gen không được biểu hiện. 
- Các đột biến thay thế axit amin nhiều khả năng làm thay đổi hoạt tính của protein là các đột biến chuyển các axit amin ưa nước (phân cực, có tính bazơ, axit) thành các axit amin kị nước (không phân cực) hoặc ngược lại.
Câu 9:
-       100% cá thể F1 biểu hiện kiểu hình có lông đuôi và ở F2 có tỉ lệ 3 có lông đuôi : 1 không có lông đuôi  Þ có lông đuôi là tính trạng trội hoàn toàn. Quy ước alen quy định có lông đuôi là A và alen quy định không có lông đuôi là a Þ  phép lai ở F1 là giữa hai cá thể dị hợp tử Aa x Aa.                   
-       Tỉ lệ phân ly kiểu hình không đều ở 2 giới Þ gen liên kết giới tính                        
-       Vì P thuần chủng  Þ kiểu gen của P là XaXa x XAYA
-       Từ đó có sơ đồ lai :
P :        ♀XaXa   x    ♂XAYA
       (không lông)    (có lông)
F1 :      ♀XAXa   x    ♂XaYA  (100% có lông)
F2 :   ¼ ♀XAXa : 1/4♀XaXa : 1/4♂XaYA : 1/4♂XAYA                                                  
Tỉ lệ đực : cái = 1 : 1 ; 100% con không lông là cái.
KL : Gen quy định tính trạng có lông đuôi trội lặn hoàn toàn nằm trên NST giới tính ở vùng tương đồng của cả X và Y
Câu 10: 
Có lông x Có lông Þ 1652 Có lông : 205 Không lông
Kiểu gen sẽ là :
M - x M - Þ M - : mm                                                                                                      
Có thể có các phép lai sau:
      1) MM x MM Þ Tất cả đều có lông (kiểu gen MM)
2) Mm x MM Þ Tất cả đều có lông (kiểu gen M -)
3) MM x Mm Þ Tất cả đều có lông (Kiểu gen M -)
4) Mm x Mm Þ 3/4 M – (có lông) : 1/4 mm (không lông)                                                                       
Như vậy, tất cả 205 cá thể con không có kiểu hình này là kết quả của phép lai cuối cùng – phép lai thứ 4
Số cá thể là anh, chị, em ruột của những cá thể này là khoảng 205 x 3 = 615                   
Như vậy, có khoảng 615 cá thể (khoảng 37 - 40%) là kết quả của phép lai thứ tư. Khoảng (1652 – 615 =) 1037 cá thể có lông (~60%) còn lại là kết quả của các phép lai còn lại                                          


Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG TỈNH HÀ TĨNH, MÔN SINH HỌC 10, NĂM 2014

 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 10, NĂM HỌC 2013 - 2014

Hướng dẫn chấm môn: SINH HỌC
Câu 1:
a)       Ở sâu bọ, khi sống trong môi trường có nhiệt độ thấp thì thời gian hoàn thành vòng đời của chúng dài hơn so với khi sống ở môi trường có nhiệt độ cao. Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao thì chúng phát triển kém và có thể bị chết. Hãy giải thích hiện tượng trên bằng vai trò của enzim.
b)      Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách điều chỉnh hoạt tính của enzim. Tế bào thực hiện việc điều chỉnh hoạt tính của enzim bằng những cách nào?
Điểm
(3.0đ)
Nội dung
0.25

0.25

0.25

0.25




0.5
0.5
- Sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật nói chung và sâu bọ nói riêng đều là kết quả của quá trình trao đổi chất của tế bào.
- Trao đổi chất của tế bào về bản chất là một loạt các phản ứng sinh hoá có sự tham gia của enzim.
- Tốc độ của phản ứng enzim chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng lên 100C thì tốc độ phản ứng tăng lên xấp xỉ 2 lần.
- Thân nhiệt của sâu bọ thay đổi theo nhiệt độ của môi trường, do đó khi nhiệt độ môi trường cao thì thân nhiệt cao làm tăng tốc độ phản ứng enzim, tăng cường trao đổi chất tế bàoà phát triển nhanh nên đẩy nhanh hoàn thành vòng đời. Kết quả là rút ngắn chu kỳ sống và ngược lại khi nhiệt độ thấp….
- Các enzim có bản chất là prôtêin do đó:
+ Ở điều kiện nhiệt độ quá thấp, prôtêin bị bất hoạt nên không có khả năng làm biến đổi cơ chất.
+ Khi nhiệt độ tăng cao sẽ gây biến tính prôtêin, trung tâm hoạt động của enzim mất đi cấu hình chuẩn không phù hợp với cơ chất. Nếu nhiệt độ tăng quá cao prôtêin sẽ biến tính hoàn toàn và không thuận nghịch.. Kết quả là các phản ứng diễn ra chậm chạp hay thậm chí bị ngừng hẳn làm chậm tốc độ phát triển hoặc gây chết.

0.25



0.25

0.25
0.25
Tế bào điều chỉnh hoạt tính của enzim bằng cách:
- Thay đổi độ pH của môi trường: Ví dụ enzim pepsin chỉ hoạt động khi có pH = 2 nên tế bào điều chỉnh lượng HCl được tiết ra để điều chỉnh hoạt tính enzim. Hoặc để làm bất hoạt các enzim trong lizôxom thì tế bào đã bơm H+ vào trong bào quan này để tạo môi trường có pH thấp.
- Sử dụng các chất ức chế. Gồm có chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế cảm ứng. Tế bào thường sử dụng các chất ức chế cảm ứng để làm bất hoạt enzim.
- Sử dụng chất hoạt hóa để hoạt hóa enzim hoặc làm tăng hoạt tính của enzim.
- Giảm hàm lượng enzim.
Câu 2: 
a)             Nêu cấu trúc của phôtpholipit. Vì sao phôtpholipit lại giữ chức năng quan trọng trong cấu trúc màng sinh học?
b)             Bào quan nào được ví như là một túi chứa enzim trong tế bào nhân thực? Nêu chức năng của bào quan đó?
Điểm
(3,0đ)
Nội dung

0.5

0.25
0.75




0.5
0.5

0.5
a. Cấu trúc và chức năng của phôtpholipit
- Gồm 1 phân tử glixeron liên kết với 2 pt axit béo, 1 gốc phôtphat, gốc phôtphat liên kết với 1 alcôn phức (côlin...)
- Đầu phôtphat ưa nước, đuôi axit béo kị nước ® là phân tử lưỡng cực.
- Là phân tử  lưỡng cực nên phôtpholipit vừa tương tác được với nước vừa bị nước đẩy => trong môi trường nước, các phân tử phôtpholipit có xu hướng tập hợp lại đầu ưa nước quay ra ngoài môi trường, đuôi kỵ nước quay vào nhau tạo nên cấu trúc kép, tạo nên lớp màng => tham gia cấu trúc nên tất cả các màng sinh học.
b. Bào quan
- Bào quan đó là lizôxôm
- Cấu trúc:  dạng túi, có một lớp màng bao bọc, chứa nhiều enzim thủy phân prôtêin, cacbohiđrat, lipit,...
- Chức năng: phân hủy các TB già, TB tổn thương, các bào quan hết hạn sử dụng

 Câu 3:
a)      Trong tế bào, bơm prôtôn (bơm H+) thường có mặt ở những cấu trúc nào? Nêu chức năng của chúng ở mỗi cấu trúc đó.
b)      Ở tế bào người, khi nguồn glucôzơ bị cạn kiệt trong một thời gian dài, tế bào buộc phải sử dụng prôtêin làm nguyên liệu cho quá trình ôxi hóa giải phóng năng lượng, khi đó prôtêin sẽ bị biến đổi như thế nào? Sản phẩm cuối cùng của quá trình biến đổi này là gì?
Điểm
(3,0đ)
Nội dung

0.5

0.5

0.5
0.5


0.5

0.5
a. Bơm prôtôn
- Màng trong ty thể: chức năng bơm H+ từ trong chất nền ra xoang gian màng tạo gradien H+ thông qua ATPaza tổng hợp ATP
- Màng tylacôit: chức năng bơm H+ từ ngoài stroma vào xoang tylacoit tạo gradien H+ thông qua ATPaza tổng hợp ATP
- Màng lizôxôm:  bơm H+từ ngoài vào trong để bất hoạt các enzim trong đó
- Màng sinh chất:  bơm H+ ra phía ngoài màng tạo gradien H+, tổng hợp ATP hoặc dòng H+ đi vào trong để đồng vận chuyển hoặc làm chuyển động lông roi.
b. Prôtêin
- Thủy phân prôtêin dưới tác động  của protêaza, giải phóng các aa. Các aa loại nhóm NH2 tạo axêtinCoA để đi vào chu trình Crep. 
- Sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O và NH4+ (NH3).
Câu 4:
a)      Sản xuất nước mắm, nước tương, sữa chua, rượu là ứng dụng hoạt động gì của những vi sinh vật nào?
b)      Một học sinh phân lập được 3 loài vi khuẩn (kí hiệu là A, B, C) và tiến hành nuôi 3 loài này trong 4 môi trường có đủ chất hữu cơ cần thiết nhưng thay đổi về khí O2 và chất KNO3. Kết quả thu được như sau:
                                Loài vi khuẩn
Môi trường
Loài A
Loài B
Loài C
Có đủ O2KNO3
+
+
-
KNO3
+
-
+
Có O2
+
+
-
Không có O2 và không có KNO3
-
-
+
  Ghi chú: Ký hiệu dấu (+): vi khuẩn phát triển;  dấu (-): vi khuẩn bị chết.
- Dựa vào kết quả thí nghiệm, hãy cho biết kiểu hô hấp của 3 loài vi khuẩn nói trên.
- Khi môi trường có đủ chất hữu cơ và chỉ có KNO3, loài vi khuẩn A sẽ thực hiện quá trình chuyển hóa năng lượng có trong chất hữu cơ thành năng lượng ATP bằng cách nào?
- Giả sử trong 3 loài trên có một loài xuất hiện từ giai đoạn trái đất nguyên thủy thì đó là loài nào?  Vì sao?
c)              Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc duy trì ở các tế bào cơ của người vốn là loại tế bào cần nhiều ATP?
Điểm
(3,0đ)
Nội dung
0.25

0.25

0.25
0.25
- Sản xuất nước mắm: quá trình phân giải prôtêin động vật của vi sinh vật có sẵn trong ruột cá.
- Sản xuất nước tương: quá trình phân giải prôtêin và tinh bột thực vật của nấm sợi và vi khuẩn.
- Sản xuất sữa chua: quá trình lên men lactic của vi khuẩn lactic đồng hình.
- Sản xuất rượu: quá trình lên men etylic của nấm men, nấm mốc.
0.5

0.25


0.25
- Loài A: Kị khí không bắt buộc (hiếu khí không bắt buộc)
    Loài B: Hiếu khí bắt buộc.               Loài C: Kị khí bắt buộc.
- Khi môi trường chỉ có KNO3 thì loài A sẽ thực hiện hô hấp kị khí mà chất nhận điện tử cuối cùng là NO (phản nitrat).
- Loài C là vi khuẩn xuất hiện từ giai đoạn trái đất nguyên thủy vì loài này hô hấp kị khí (trái đất nguyên thủy chưa có oxi).
    1,00
- Tế bào cơ người cần kiểu hô hấp này vì nó không tiêu tốn ôxi. Khi cơ thể vận động mạnh, hệ tuần hoàn không cung cấp đủ ôxi nên hô hấp kị khí là phương pháp tối ưu, kịp đáp ứng ATP mà không cần ôxi
Câu 5: 
a)      Trong các loại đại phân tử sinh học, hãy cho biết:
      - Những đại phân tử nào có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?
      - Những đại phân tử nào vừa có tính đa dạng và vừa có tính đặc thù?
      - Loại đại phân tử nào có tính đa dạng cao nhất?
b)      Tại sao cơm nếp hay xôi thường dính và dẻo hơn cơm tẻ?
c)      Tại sao trong thí nghiệm tách chiết ADN người ta thường dùng cồn để làm kết tủa ADN?
Điểm
(4,0đ)
Nội dung


0.5




0.5






0.5
a) Trong TB có rất nhiều loại đại phân tử hữu cơ khác nhau nhưng chia thành 4 loại đại phân tử: cacbohiđrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic.
- Các đại phân tử  prôtêin, axit nuclêic (AND, ARN), polysacarit (tinh bột, xellulôzơ) được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
+ Đơn phân của prôtêin là axit amin
+ Đơn phân của axit nuclêic là nucleotit
+ Đơn phân của polysacarit (tinh bột, xellulôzơ) là đương đơn glucôzơ.
- Axit nucleic và prôtêin vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù cho loài.
+ Tính đa dạng của axit nuclotit thể hiện ở thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các nuclôtit. Tính đặc thù thể hiện ở trình tự sắp xếp các nucleotit, tỷ lệ (A+T)/(G+X) và hàm lượng AND trong nhân tế bào.
+ Tính đa dạng của prôtêin thể hiện ở thành phần, số lượng, trật tự sắp xếp của các aa. Tính đặc thù thể hiện ở trình tự sắp xếp các aa trong cấu trúc bậc 1 và cấu trúc không gian của protein.
- Protein là loại đại phân tử có tính đa dạng cao nhất. Nguyên nhân là vì:
+ Protein được cấu tạo từ 20 loại aa khác nhau, càng nhiều loại đơn phân thì tính đa dạng càng cao.
+ Prôtêin có cấu trúc không gian 4 bậc. Các bậc cấu trúc không gian làm tăng tính đa dạng của prôtêin.
0.25


0.5


0.5


0.25

- Gạo nếp và gạo tẻ đều chứa chủ yếu là tinh bột. Đại phân tử tinh bột được cấu tạo từ 2 cấu tử amilozamilopectin, tỉ lệ amiloz và amilopectin quyết định độ dẻo của tinh bột khi bị đun nóng, do:
+ Amiloz có cấu trúc dạng chuỗi không phân nhánh, xoắn theo kiểu lò xo nhờ các liên kết hidro. Khi đun nóng, liên kết hidro bị cắt đứt, chuỗi amiloz chỉ duỗi thẳng nên ít làm thay đổi đổi độ dính của dung dịch.
+ Amilopectin có cấu trúc phân nhánh nhiều, dung dịch có độ nhớt cao. Khi bị đun nóng, cấu trúc của amilopectin bị biến đổi sâu sắc và không thuận nghịch gây ra trạng thái hồ hóa tinh bột.
- Trong gạo nếp chứa lượng amilopectin rất cao so với gạo tẻ nên khi nấu lên, cơm nếp (hoặc xôi) thường dính và dẻo hơn cơm tẻ rất nhiều.
1,0
ADN dễ dàng bị hoà tan trong các dung môi ưa nước vì nó tương tác với các phân tử của dung môi. Nhưng do cồn có tính ưa nước mạnh hơn ADN nên các phân tử cồn phá vỡ mối tương tác giữa ADN và nước. Sau đó chúng kết hợp với các phân tử nước à các phân tử ADN bị kết tủa.









Câu 6:
a)      Nêu đặc điểm các pha trong kỳ trung gian của quá trình phân bào. Em có nhận xét gì về kỳ trung gian của các loại tế bào sau: tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào ung thư.                                       
b)   Một tế bào sinh dục của một loài động vật lưỡng bội nguyên phân một số đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 9906 nhiễm sắc thể đơn, các tế bào con sinh ra từ đợt nguyên phân cuối cùng đều bước vào giảm phân bình thường tạo ra 512 giao tử có chứa nhiễm sắc thể X.
            - Tế bào sinh dục trên là đực hay cái?
                        - Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài trên.
Điểm
(4,0đ)
Nội dung
   
    0.5








0.5

0,5
0,5


    0.5


0.5


0.5


     0.5

    
a)
- Đặc điểm kì trung gian
+ Pha G1: Gia tăng tế bào chất, hình thành nên các bào quan tổng hợp các ARN và các protein chuẩn bị các tiền chất cho sự tổng hợp ADN. Thời gian pha G1 rất khác nhau ở các loại tế bào. Cuối pha G1 có điểm kiểm soát R tế bào nào vượt qua R thì đi vào pha S, tế bào nào không vượt qua R thì đi vào quá trình biệt hóa.
+ Pha S: ADN, NST nhân đôi → hàm lượng ADN tăng gấp đôi, mỗi NST gồm 2 cromatit giống nhau và dính với nhau ở tâm động. Trung tử tự phân đôi.
+ Pha G2:  Tổng hợp Pr tham gia vào cấu trúc thoi phân bào.
- Đặc điểm kì trung gian:
+ Tế bào hồng cầu: Không có nhân, không có khả năng phân chia nên không có kì trung gian
+ Tế bào thần kinh: Kì trung gian kéo dài suốt đời
+ Tế bào ung thư: Kì trung gian diễn ra trong thời gian ngắn.                                           
b)
2n. ( 2k - 1) = 9906 à 2n= 9906/( 2k – 1)
- Giả sử tế bào sinh dục trên là cái XX thì số giao tử sinh ra là 512 à 2k =512 : 1  à 2n = 9906 : (512 -1) = 19,38.. vô lí

- Giả sử tế bào sinh dục trên là đực XY (hoặc XO) thì số giao tử sinh ra là 512x2=1024 à 2k =1024 : 4 = 256 à 2n = 9906 : (256 -1) = 38,87.. vô lí

- Giả sử tế bào sinh dục trên là cái XY (hoặc XO) thì số giao tử sinh ra là 512x2=1024 à 2k =1024  à 2n = 9906 : (1024 -1) = 9,68.. vô lí

- Giả sử tế bào sinh dục trên là đực XX thì số giao tử sinh ra là 512 à 2k =512 : 4 = 128 à 2n = 9906 : (128 -1) = 78 (thoã mãn)
Vậy tế bào sinh dục trên là đực và có bộ nhiễm sắc thể giới tính là XX và 2n = 78